Trang chủ do hoa st
Đổi mới logo một cái nhìn mới
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015
Không phải logo nào khi làm mới lại đều tốt cả, có những cái thậm chí còn rối rắm và phức tạp hơn cái cũ. Một khi thương hiệu đã định hình trong lòng khách hàng, làm mới nó luôn là một áp lực rất lớn cho các CEO (giám đốc điều hành) của một công ty. Ấy thế mà, lại có những logo mới, khi nhìn xong, chúng ta sẽ tự hỏi ngay : “Cái lão (hay bà) giám đốc này chắc là gan cùng mình lắm ?! “
1. Paypal.
Paypal đã phá bỏ một logo tốt. Từ một logo ấn tượng, trong sáng, mạch lạc và rõ ràng, Paypal đã chuyển sang lựa chọn một logo khác mảnh khảnh hơn. Khá nhiều khoảng trống gây cảm giác trúc trắc. Hai màu xanh cũng không hòa hợp với nhau lắm. Logo Paypal giờ đây trông giống logo của một nhãn hiệu kem đánh răng.
2. Gà rán Kentucky.
Có lẽ Paypal nên lấy KFC làm ví dụ trong việc làm mới lại logo của mình. Logo mới của KFC quả nhiên là trong sáng và rõ ràng hơn. “Ngài đại tá” giờ đây đã bỏ đi chiếc áo khoác trắng, thay vào đó là chiếc tạp dề ngụ ý là mình cũng đã từng là một người phục vụ trong cửa hàng KFC. Phần hoàn thiện các chi tiết nhỏ cũng làm nó trông hiện đại và thân thiện hơn. Tôi thực sự thích nó !
3. Công ty xây dựng Hindustan.
Có lẽ bạn chưa từng nghe nói về công ty này dù rằng nó đã tồn tại được 80 năm. Đó là lý do vì sao, công ty quyết định thay đổi logo của mình. Đây là một ví dụ tốt trong việc làm mới thương hiệu rất đáng noi gương. Hoàn toàn mới mẻ và ấn tượng.
4. Dairy Queen.
Nhìn kìa, họ đã đặt thêm hai nét cong “đầy tâm huyết” vào một logo hoàn hảo. Logo mới giống ý như cái cũ nhưng lại rối rắm hơn. Màu sắc cũng không thật sự hòa hợp. Cái này không phải là cải tiến, mà là “cải lùi” thì đúng hơn !
5. Armor All.
Một lời khen tôi dành tặng cho người thiết kế logo mới này. Nó trông ngon mắt và có kết cấu khá chặt chẽ. Chắc hẳn mọi người sẽ đồng ý với tôi !
6. Payless Shoes Source.
Khi xem xong tôi có ngay mấy câu hỏi thế này :
- Các vòng cong tượng trưng cho gì nhỉ ? Nó tượng trưng cho sản phẩm giày như thế nào nhỉ ?
- Hình như họ muốn một phong cách Web 2.0, nhưng tại sao nhỉ ?
- Bạn có nhận thấy là là họ đã phí phạm một thương hiệu cực kỳ độc đáo không ?
Ý kiến của riêng cool: Logo cũ của họ thoạt nhìn có vẻ nhiều thành phần, nhưng nó lại khá thân thiện, chặt chẽ. Màu sắc cũng tốt. Các hình tròn màu cam gợi lại hình thức thương mại điện tử. Chỉ có điều nó cũng không ra chất “giày” cho lắm !
7. Enterprise.
Enterprise đã làm rất tốt công việc này. Họ giữ nguyên kết cấu, bố cục và màu sắc, nhưng có cải tiến một chút ở phần chữ bằng cách phóng to nó ra, giúp nó dễ nhận biết hơn. Tôi chỉ hơi tiếc cho chữ “E” ở logo cũ. Nó rõ ràng hơn ! Nhưng thôi, tổng thể vẫn quan trọng hơn ! Chữ “E” mới là một lựa chọn hợp lý !
8. Astroturf.
Không thể phủ nhận tính sắc sảo và nổi bật của logo mới . Dáng vẽ của nó năng động và thể thao, gần giống với lgo Patriot.
9. NFL.
Những thay đổi mới bao gồm: Bỏ đi nét cong lượn ỡ chữ L, tinh chỉnh hình dáng quả bóng, lược bỏ bớt một vài ngôi sao. Chúng giúp logo trông gọn gàng và mạch lạc hơn. Một logo tốt !
10. Jiffylube.
Chắc có lẽ trào lưu Web 2.0 đã lan tới cả ngành sản xuất…dầu nhờn. Phần chữ trong logo mới chưa thật sự tốt và thiếu cá tính. Tôi nghĩ rằng, nếu tôi có ý định đi thay dầu máy thì logo cũ là một dấu hiệu nổi bật và thu hút sự quan tâm của tôi hơn !
Ý kiến riêng của cool:Vì lý do logo cũ cũng khá ổn, nếu muốn thay đổi, thay vì làm mới, nên chăng họ chỉ cần tách phần chữ ra và đặt nó xuống dưới.
11. Compaq.
Có thể nói logo mới này là hoàn toàn thất bại. Thực ra, Compaq còn nhiều việc để quan tâm hơn là việc đổi logo, vì bản thân cái cũ trông cũng khá ổn. Một điều phải luôn ghi nhớ ở đây là: có thể nó không thật sự xuất sắc, nhưng vì mọi người đã quá quen sử dụng nó rồi. Thay thế cái mà ai cũng nhận ra, nếu không vì lý do đặc biệt, không bao giờ là một điều tốt cả. Trong trường hợp này font chữ vuông là một quyết định quá mạo hiểm. Dẫu vậy tôi rất thích tông màu mới của logo: Màu đỏ tía trông thật mạnh mẽ !
Ý kiến riêng của cool:Cool không đồng ý với ý kiến này của tác giả, vì logo mới của Compaq trông ra chất “tin học” hơn. Nó gợi lại các ký hiệu “bit nhị phân”. Nó chắc chắn về cấu trúc, mạch lạc trong đường nét.
12. AT&T.
Đây là một ví dụ tốt cho việc làm mới logo mà không làm nó đi quá xa nhận diện ban đầu. Chữ AT&T được chuyển sang dạng chữ thường. Một phiên bản 3D của biểu tượng cũ. Tôi đã thấy nó được sử dụng khắp mọi nơi và nó thật sự ngày càng khiến tôi chú ý. Sự khác nhau giữa 2 logo cũ và mới là: Logo cũ mang lại cho người xem ấn tượng về chất kim loại, một logo đã tồn tại lâu dài. Trong khi logo mới nhấn mạnh đến tính cách tân, mang lại một cảm giác tươi mới cho thương hiệu. Nó thực sự đột phá và gây ấn tượng tốt !
13. Excel Airlines.
Chẳng biết nói sao nữa. Họ đã chuyển một logo tầm thường sang cho một người thiết kế tầm thường. Đành rằng logo cũ cũng không phải là tốt, nhưng việc làm mới nó như thế này quả thật hơi quá. Tôi đồng ý rằng, logo mới trông rất nổi bật, nhưng chữ L trông giống ngón tay cái bị sưng to.
14. MSNBC.
Sự so sánh qua lại giữa hai phiên bản cũ và mới tự nó nói lên nhiều điều. Nhìn cái bên trái thử xem, nó có vẻ chật chội và hạn hẹp. Trong khi cái bên phải lại trông ấn tượng và thoải mái. Một ví dụ điển hình cho xu hướng từ bỏ lối sử dụng chữ in hoa sang chữ in thường.
15. Ditech.
Nếu bạn nhìn 2 logo này, bạn có cảm giác như chúng vửa được trao đổi. Font chữ ở logo cũ tốt hơn và nó truyền tải khá khá tốt loại hình dịch vụ. Logo mới giảm bớt kích thước của dòng chú thích kèm theo, thêm vào một màu đỏ cho chữ “t” mà chả rõ là nó tượng trưng cho cái gì ? Một lựa chọn thiếu sáng suốt !
16. Qantas Takes.
Một sự thay đổi tốt cả về màu sắc lẩn đường nét. Một ví dụ điển hình cho việc hoàn thiện hơn nữa logo hiện hành sao cho tốt hơn. Phần đông mọi người sẽ không chú ý đến những thay đổi này, nhưng sự thực là họ sẽ quan tâm tới thương hiệu này hơn nữa.
17. Delta.
Một sự thay đổi đáng khen. Tôi rất thích cái vẻ hình học của logo mới. Tuy thế tôi cũng vẫn còn thích cái logo cũ. Có một chi tiết mà tôi cho là chưa được tốt lắmở logo mới là khoảng cắt ngang hình tam giác có vẻ khá hẹp.
18. Jockey.
Các bạn thấy đó, trong khi cái logo cũ trông còn khá tốt, thì họ đã đào hố chôn nó luôn rồi. Kể từ giờ trở đi, bạn sẽ không còn thấy anh chàng nài ngựa đáng yêu nữa. Tôi hiểu lý do thay đổi thương hiiệu mà Jockey đưa ra là họ muốn một logo phù hợp cho cả nam và nữ, ý này khá tốt và thức thời, nhưng cái cách họ làm chả khác gì chôn sống một thương hiệu. Tôi luôn tự hỏi, cái vòng tua có 3 nhánh đó tượng trưng cho cái gì nhỉ ?
19. Old Navy.
Sự thay đổi nhỏ là một thất bại nhỏ Thoạt đầu tôi quả nhiên thấy có sự cải tiến trong logo mới của họ, nhưng sau đó tôi nhanh chóng nhận ra rằng hình dáng ovan không được đẹp cho lắm. Khoảng không giữa các chữ không cân bằng khiến các con chữ có vẻ vẫn còn hơi khó nhìn.
20. Pantone.
Tôi ủng hộ quan điểm đơn giản hóa logo, nhưng sự thay đổi theo cách này ở logo Panton lại là một thất bại. Làm thế nào mà màu trắng và màu tùng lam nhạt sẽ khiến tôi liên tưởng tới tới màu sắc. Trong khi đó, logo cũ sẽ khiến chúng ta hình dung tới các bức hình và thấy rất rõ tên công ty.
21. Baskin Robbins.
Theo ý tôi, việc lựa chọn logo này hoàn toàn mang tính chủ quan. Logo mới có lẽ sẽ mang lại sự thích thú cho trẻ em và cha mẹ của chúng vì tính vui tươi, nhí nhảnh. Con số 31 là một thiết kế độc đáo, nhưng nó mang tính khiên cưỡng và ép buộc. Trong khi logo cũ rất chân phương, chặt chẽ và mạch lạc.
Nhận xét[ 0 ]
Đăng nhận xét