Trang chủ co dong st
Lịch sử phát triển của Tranh cổ động
Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015
Tranh cổ động thường gọi là tranh áp phích là loại tranh dùng để tuyên truyền, cổ động, đòi hỏi người xem cảm thụ nhanh và gây ấn tượng mạnh qua hình vẽ và màu sắc để dễ thấy và dễ nhớ tranh cổ động là một trong những tài liệu quan trong trong tài liệu mỹ thuật.
1. Vài nét về nguồn gốc
Từ thời xa xưa, mỗi khi có lệnh truyền của vua quan thì người ta viết chiếu chỉ hoặc lệnh vào những tờ giấy to dán lên tường nơi công cộng để chúng xem. Từ những bước đầu của hình thức truyền tin này, dần dần người ta sử dụng để quảng cáo hàng, với n hiều chữ giới thiệu và một mẩu nhỏ minh họa món hàng quảng cáo. Vào thế kỷ XIX, kinh tế tư bản phát triển thì hình thức quảng cáo này càng mở rộng, vẽ mẫu hàng cần quảng cáo làm trọng tâm và chữ thì dùng ít.
Ngày nay tranh cổ động không còn trong phạm vi hẹp về nội dung và mục đích nữa, nó không chỉ phục vụ cho kinh tế thương nghiệp mà còn sang văn hóa, xã hội nhất là từ thế kỷ XX thì thể loại tranh này đã là vũ khí sắc bén phục vụ cho chính trị và là tại liệu mỹ thuật cho giáo dục thẩm mĩ.
2. Đặc trưng của tranh cổ động ( áp phích )
Là thể loại đòi hỏi phải có sức truyền thụ nhanh đến mọi người nên hình thức phải đơn giản, hòa sắc mạnh, độ đạm nhạt ( sắc độ ) phải tương phản và nhất là ý phải nổi bật. Muốn thế hình họa hay hình tượng nội dung bức tranh phải mang tính cổ động, tính tượng trưng đồng thời chữ trong tranh phải gọn, ít và rõ ý.
Tranh cổ động là thể loại nằm trong nghệ thuật tạo hình nói chung và trong loại hình trang trí ứng dụng nói riêng ,bởi vậy các hình trong tranh cổ động cần phải dựa vào thực , nhưng được cường điệu và cách điệu hóa. Hòa sắc phải hấp dẫn, không cần phải như thực . Trong lĩnh vực này người họa sĩ sáng tác tranh cổ động hoàn toàn được tự do trong sử dụng hòa sắc và bản thân của hòa sắc cũng phải phục vụ cho nội dung tranh.
Một bức tranh mà hình tượng rối rắm , cách vẽ không đơn giản mang tính chất tả thực, không đươch cường điệu và cách điệu hóa của trang trí tức là không đúng tính chất của thể loại tranh cổ động. Cũng không nên lẫn lộn một số tranh vẽ trên panô được trình bày ở ngoài đường phố hoặc ở nẻo đường quốc lộ , tỉnh lộ mà ta thường thấy. Những bức tranh này vẽ rất tham ý, hình ảnh rườm rà , không mang tính tranh cổ động. Loại tranh này gọi là tranh phổ biến.
3. Qúa trình thể hiện tranh cổ động
Tranh cổ động là một trong những loại hình trang trí ứng dụng. Vì thế mọi qui tắc của trang trí đều được áp dụng trong tranh cổ động . Nhưng nó lại có tiếng nói riêng và đặc trưng của thể loại này chủ yếu là hình tượng mang tính chất tượng trưng của chủ đề. Tìm được hình tượng chủ chủ đề và bố cục tranh là đã thực hiện được từ 60% đến 70% yêu cầu. Còn lại là nghệ thuật thể hiện giữ vai trò quyết định để bức tranh đạt được hiệu quả cao, hiệu quả ấy là trức năng của thể loại là tuyên truyền, cổ động và giáo dục thẩm mĩ.
Việc thể hiện tranh phải qua các bước như sau :
- Thông qua đề tài để tìm chủ đề.
Thí dụ : đề tài là nông nghiệp, mà chủ yếu là thu hoạch vụ mùa thắng lợi . Từ chủ đề để tìm hình tượng ( mang tính tượng trưng ) là một nữ xã viên gánh lúa.
- Sơ thảo bằng bút chì.
Khi đã có nhiều hình tượng thì vẽ nhiều sơ thảo với bố cục khác nhau , có cả vị trí của hàng chữ. Ngoài hình tượng trọng tâm là có nền . Nền để tạo không khì cho chủ đề và cũng là bối cảnh của tranh.Vẽ bối cảnh không giống như vẽ phong cảnh hay tranh bố cục, mà chỉ gợi hình ảnh của cánh đồng lúa ( có thể chỉ là màu vàng, suốt cả nền tranh ) một số người đang gặt và gánh ( không vẽ rườm rà sắc độ nhẹ ), xa xa là làng xóm, bầu trời. ...v.v.v.
- Phác thảo bằng màu.
Chọn một sơ thảo vừa ý để vẽ phác thảo bằng màu ( màu phải tươi , mạnh ). Phóng to sơ thảo, nếu sơ thảo cỡ 10cmx 7cm thì phác thảo quãng 20cm x 14cm. Trước khi phóng, mượn mẫu người thực , đặt theo dáng của sơ thảo vẽ người cho đúng và cách điệu . Nên vẽ 2,3 phác thảo màu khác nhau.
- Vẽ tranh chính thức.
Sau đó chọn một phác thảo tốt nhất để vẽ tranh chính thức, bằng giấy pa nô vải hay vẽ lên tường. Lên giấy thì phác bằng chì, lên pa nô thì bằng phấn màu viết bảng , màu nhẹ. Khi phác xong dụng bút lông dẹt nhỏ vẽ tất cả các hình bằng bột màu xám pha chút hồ keo. Tô màu theo phác thảo từng mảng. Nền vẽ trước người vẽ sau. Tô màu khái quát xong, bắt đầu vẽ kĩ ,vẽ có tối sáng hay là chỉ vẽ nét để tả chi tiết. Vẽ theo phong cách nào là tùy người vẽ.
Vài lời dặn
Tranh cổ động là để tuyên truyền cho quảng đại quần chúng, dù vẽ theo phong cách gì, nghệ thuật cao đến đâu cũng phải cho mọi người hiểu bức tranh muốn nói gì, Đấy là một tiêu chuẩn.
Tranh cổ động là loại tranh trí tuệ , nhưng nếu vận dụng trí tuệ quá cao siêu thì không ai hiểu và phản tác dụng. Bởi vậy, người vẽ tranh cổ động phải tìm những hình tượng và cách vẽ phù hợp với đối tượng rộng rãi xem tranh. Nhưng cũng không vì thế mà hạ thấp nghệ thuật, tầm thường hóa bức tranh đến độ không còn giá trị thẩm mĩ.
Sau đây là một số hình ảnh tranh cổ động do trung tâm sưu tầm được cho các bạn sinh viên tìm hiểu và tham khảo thêm.
Chủ đề:
co dong st
1. Vài nét về nguồn gốc
Từ thời xa xưa, mỗi khi có lệnh truyền của vua quan thì người ta viết chiếu chỉ hoặc lệnh vào những tờ giấy to dán lên tường nơi công cộng để chúng xem. Từ những bước đầu của hình thức truyền tin này, dần dần người ta sử dụng để quảng cáo hàng, với n hiều chữ giới thiệu và một mẩu nhỏ minh họa món hàng quảng cáo. Vào thế kỷ XIX, kinh tế tư bản phát triển thì hình thức quảng cáo này càng mở rộng, vẽ mẫu hàng cần quảng cáo làm trọng tâm và chữ thì dùng ít.
Ngày nay tranh cổ động không còn trong phạm vi hẹp về nội dung và mục đích nữa, nó không chỉ phục vụ cho kinh tế thương nghiệp mà còn sang văn hóa, xã hội nhất là từ thế kỷ XX thì thể loại tranh này đã là vũ khí sắc bén phục vụ cho chính trị và là tại liệu mỹ thuật cho giáo dục thẩm mĩ.
2. Đặc trưng của tranh cổ động ( áp phích )
Là thể loại đòi hỏi phải có sức truyền thụ nhanh đến mọi người nên hình thức phải đơn giản, hòa sắc mạnh, độ đạm nhạt ( sắc độ ) phải tương phản và nhất là ý phải nổi bật. Muốn thế hình họa hay hình tượng nội dung bức tranh phải mang tính cổ động, tính tượng trưng đồng thời chữ trong tranh phải gọn, ít và rõ ý.
Tranh cổ động là thể loại nằm trong nghệ thuật tạo hình nói chung và trong loại hình trang trí ứng dụng nói riêng ,bởi vậy các hình trong tranh cổ động cần phải dựa vào thực , nhưng được cường điệu và cách điệu hóa. Hòa sắc phải hấp dẫn, không cần phải như thực . Trong lĩnh vực này người họa sĩ sáng tác tranh cổ động hoàn toàn được tự do trong sử dụng hòa sắc và bản thân của hòa sắc cũng phải phục vụ cho nội dung tranh.
Một bức tranh mà hình tượng rối rắm , cách vẽ không đơn giản mang tính chất tả thực, không đươch cường điệu và cách điệu hóa của trang trí tức là không đúng tính chất của thể loại tranh cổ động. Cũng không nên lẫn lộn một số tranh vẽ trên panô được trình bày ở ngoài đường phố hoặc ở nẻo đường quốc lộ , tỉnh lộ mà ta thường thấy. Những bức tranh này vẽ rất tham ý, hình ảnh rườm rà , không mang tính tranh cổ động. Loại tranh này gọi là tranh phổ biến.
3. Qúa trình thể hiện tranh cổ động
Tranh cổ động là một trong những loại hình trang trí ứng dụng. Vì thế mọi qui tắc của trang trí đều được áp dụng trong tranh cổ động . Nhưng nó lại có tiếng nói riêng và đặc trưng của thể loại này chủ yếu là hình tượng mang tính chất tượng trưng của chủ đề. Tìm được hình tượng chủ chủ đề và bố cục tranh là đã thực hiện được từ 60% đến 70% yêu cầu. Còn lại là nghệ thuật thể hiện giữ vai trò quyết định để bức tranh đạt được hiệu quả cao, hiệu quả ấy là trức năng của thể loại là tuyên truyền, cổ động và giáo dục thẩm mĩ.
Việc thể hiện tranh phải qua các bước như sau :
- Thông qua đề tài để tìm chủ đề.
Thí dụ : đề tài là nông nghiệp, mà chủ yếu là thu hoạch vụ mùa thắng lợi . Từ chủ đề để tìm hình tượng ( mang tính tượng trưng ) là một nữ xã viên gánh lúa.
- Sơ thảo bằng bút chì.
Khi đã có nhiều hình tượng thì vẽ nhiều sơ thảo với bố cục khác nhau , có cả vị trí của hàng chữ. Ngoài hình tượng trọng tâm là có nền . Nền để tạo không khì cho chủ đề và cũng là bối cảnh của tranh.Vẽ bối cảnh không giống như vẽ phong cảnh hay tranh bố cục, mà chỉ gợi hình ảnh của cánh đồng lúa ( có thể chỉ là màu vàng, suốt cả nền tranh ) một số người đang gặt và gánh ( không vẽ rườm rà sắc độ nhẹ ), xa xa là làng xóm, bầu trời. ...v.v.v.
- Phác thảo bằng màu.
Chọn một sơ thảo vừa ý để vẽ phác thảo bằng màu ( màu phải tươi , mạnh ). Phóng to sơ thảo, nếu sơ thảo cỡ 10cmx 7cm thì phác thảo quãng 20cm x 14cm. Trước khi phóng, mượn mẫu người thực , đặt theo dáng của sơ thảo vẽ người cho đúng và cách điệu . Nên vẽ 2,3 phác thảo màu khác nhau.
- Vẽ tranh chính thức.
Sau đó chọn một phác thảo tốt nhất để vẽ tranh chính thức, bằng giấy pa nô vải hay vẽ lên tường. Lên giấy thì phác bằng chì, lên pa nô thì bằng phấn màu viết bảng , màu nhẹ. Khi phác xong dụng bút lông dẹt nhỏ vẽ tất cả các hình bằng bột màu xám pha chút hồ keo. Tô màu theo phác thảo từng mảng. Nền vẽ trước người vẽ sau. Tô màu khái quát xong, bắt đầu vẽ kĩ ,vẽ có tối sáng hay là chỉ vẽ nét để tả chi tiết. Vẽ theo phong cách nào là tùy người vẽ.
Vài lời dặn
Tranh cổ động là để tuyên truyền cho quảng đại quần chúng, dù vẽ theo phong cách gì, nghệ thuật cao đến đâu cũng phải cho mọi người hiểu bức tranh muốn nói gì, Đấy là một tiêu chuẩn.
Tranh cổ động là loại tranh trí tuệ , nhưng nếu vận dụng trí tuệ quá cao siêu thì không ai hiểu và phản tác dụng. Bởi vậy, người vẽ tranh cổ động phải tìm những hình tượng và cách vẽ phù hợp với đối tượng rộng rãi xem tranh. Nhưng cũng không vì thế mà hạ thấp nghệ thuật, tầm thường hóa bức tranh đến độ không còn giá trị thẩm mĩ.
Sau đây là một số hình ảnh tranh cổ động do trung tâm sưu tầm được cho các bạn sinh viên tìm hiểu và tham khảo thêm.
Nhận xét[ 0 ]
Đăng nhận xét