Trang chủ coreldraw tt
Trống đồng Đông Sơn. Ngọc Lũ Vector coreldraw cdr
Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015
Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Và những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển ấy.
Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.
Những đám cúng tế ở đình làng Ngọc Lũ khoảng những năm 1893-1894 đã có thêm một vật thiêng là chiếc trống đồng Ngọc Lũ. Trống được tìm thấy khi một số lão nông đắp đê. Nhưng niềm vui đó không dài, một họa sĩ Pháp đến đình làng vẽ trống đã báo cho công sứ Hà Nam biết. Nhân có cuộc đấu xảo ở Hà Nội năm 1902, công sứ Hà Nam đã cho lý dịch làng Ngọc Lũ mang trống lên góp. Sau đó, Viện Viễn đông Bác cổ mua lại, trở nên nổi tiếng trên thế giới, để rồi Bảo tàng Lịch sử tiếp nhận và giữ trống cho đến ngày nay.
Thân trống gồm ba phần: phần trên phình ra, phần giữa hình trụ, có bốn quai chia làm hai cặp ở hai phía, một đầu quai gắn vào phần trên, một đầu gắn vào phần giữa; phần chân loe ra thành hình nón cụt.
Hoa văn của trống chia làm hai loại: hoa văn hình kỷ hà, hoa văn hình người và vật.
Trên mặt trống, các hoa văn phân phối thành 12 vành tròn bọc nhau. Chính giữa mặt trống là hình một ngôi sao nổi gồm 14 tua. Hình sao này chính là chỗ đánh trống.
Vành lớn nhất của mặt trống ở ngoài toàn hình chim. Có hai thứ chim bay và chim đậu, mỗi thứ 18 con. Chim bay là chim mỏ dài, đuôi dài, có mào, có vẻ là cò hay vạc. Cụ Đào Duy Anh cho rằng chim bay là hình động vật quan trọng nhất trên mặt trống, có thể là hình chim vật tổ, tức chim Lạc. Trong khi đó, ở vành thứ sáu của mặt trống, lại có chim bay xen lẫn với hươu. Loại chim này mỏ ngắn, đuôi ngắn, mắt to. Cụ dự đoán hươu và chim chỉ ở vòng này là hình vật người ta thường tiếp xúc trong khi săn bắn, do đó lấy làm mô típ trang sức mà thôi.
Trên mặt trống còn có hình dãy người hóa trang bằng lông chim dài, trên đầu đội mũ có mắt như hình đầu chim, ở mình thì lông chim làm y phục. Những người này có vẻ vừa đi vừa múa, tay cầm nhạc khí, vũ khí hoặc nghi trượng cắm lông chim...
Một người khác không cùng nhóm người trên cũng mặc váy bằng lông chim, quay mặt về một ngôi nhà. Trên đầu người này có một con chim bay.
Một ngôi nhà khác trên trống cũng được mô tả với nóc nhà hơi cong, hai đầu vểnh lên và hình như mang một chùm lông chim có mắt chim rất to. Trên mái nhà đậu một con chim thuộc loại chim trĩ.
Mô típ chủ đạo ở thân trống là hình thuyền. Sáu thuyền giống nhau, đều hình cong vòng cung. Ở giữa thuyền có một cây cột trang sức bằng lông chim và đầu chim.
Link http://www.mediafire.com/download.php?qsqqurg3rvo14v3
Đây là các kiểu trống đồng khác
http://www.mediafire.com/download.php?5cslhn27phdo39m
http://www.mediafire.com/download.php?yzf6oof55dq4b4w
Nhận xét[ 0 ]
Đăng nhận xét