Trang chủ ky hoa st
Ký họa của Họa sỹ Tôn Đức Lượng
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015
Họa sỹ Tôn Đức Lượng là một trong những sinh viên khóa cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay đổi tên thành trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), cùng lớp với các họa sỹ Phan Kế An, Dương Bích Liên, Thái Hà,... những họa sỹ từng thành danh, những cây đại thụ của mỹ thuật đương đại Việt Nam.
Họa sỹ Tôn Đức Lượng (tóc bạc) chụp ảnh lưu niệm cùng người thân.
Sự nghiệp hội họa của họa sỹ Tôn Đức Lượng gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, họa sỹ là một trong số những nghệ sỹ tiên phong xuống tận các vùng quê động viên bà con nông dân thực hiện đóng thuế nông nghiệp để cung cấp đủ lương thực cho cách mạng. Cũng trong thời gian này rất nhiều hình ảnh về người nông dân đã được họa sỹ lưu giữ qua các ký họa của mình như Khoanh mảng định hạng (09/1951), Cánh đồng ngày mùa (10/1951),... tiếc rằng số ký họa ấy qua thời gian dài chiến tranh, tản cư,... đã bị thất lạc hầu hết.
Họp đội sản xuất. Bộ ký họa Khu Kinh tế Thanh niên. 1971. Ký họa bút sắt và màu nước. 48 x 60 cm.
Vào những năm 60 - 70, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, họa sỹ Tôn Đức Lượng đã theo chân những đoàn Thanh niên xung phong vào tận các căn cứ hiểm nguy để vẽ. Cùng ăn, cùng ở và bằng sự quan sát tỉ mỉ, nắm bắt từng cử chỉ, từng động tác, họa sỹ đã tái hiện được cái thần thái của người Thanh niên xung phong lúc lao động và sinh hoạt. Những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm phần lớn được họa sỹ vẽ trong thời gian này.
Giao ca. Bộ ký họa mỏ than Cổ Kênh, Chí Linh, Hải Dương. 27-1-1967. Bút sắt. 36 x 46 cm
Các bức ký họa được vẽ theo lối tả chân, từ viễn cảnh tới cận cảnh đều được họa sỹ vẽ rất cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, khi xem các bức ký họa được trình bày theo trật tự thời gian và không gian (bộ ký họa tại mỏ than Cổ Kênh, huyện Chí Linh Hải Dương năm 1967; bộ ký họa Thanh niên xung phong Hà Tĩnh chống Mỹ cứu nước 1970 - 1071; bộ ký khu kinh tế thanh niên năm 1971 - 1972) sẽ dễ dàng nắm được bối cảnh lịch sử của dân tộc ta thời kỳ bấy giờ.
Phát nứa. Bộ ký họa Khu Kinh tế Thanh niên. 1971. Ký họa bút sắt. 48 x 60 cm.
Chỉ có cái nhìn thấu đáo, tinh tế họa sỹ mới vẽ đúng được cái dáng cầm cuốc rất riêng của những chàng trai Hà thành trong bức ký họa Nam TNXP Hà Nội (trên đường liên khu bốn cũ, 1/11/1965). Ở tác phẩm Những phút dành cho hậu phương, họa sỹ Tôn Đức Lượng đặc tả các hoạt động của các nữ thanh niên xung phong. Trong đó nhóm đang đọc thư vừa nhận được, nhìn nét mặt hân hoan cũng đoán được đó lá thư của người yêu. Một nhóm khác lại chụm đầu viết chung một lá thư, có lẽ chàng trai là "đối tượng" của tiểu đội nữ nên đang bị các cô trêu đùa... Ở đây, tác giả đã quan sát tỉ mỉ, cảm nhận tinh tế và hiểu rõ tâm lý của phái đẹp, nên ông biểu đạt rất thành công cung bậc tình cảm trong sáng ấy vào tác phẩm của mình.
Trại bò Moncada, nông trường Mộc Châu. 9-1974. Bút sắt. 48 x 60 cm.
Nhà giáo Vương Thiện Long - một trong những nhân chứng trong tranh của họa sỹ Tôn Đức Lượng - đứng trước bức ký họa Giờ nghỉ trên tuyến đường TNXP Hà Nội C811 tiếc nuối: “Tranh họa sỹ Tôn Đức Lượng vẽ về đại đội C812 của chúng tôi đã bị thất lạc. Tuy nhiên nhìn vào bức tranh họa sỹ vẽ đại đội C811, đại đội anh em của C812, những kỷ niệm về thời Thanh niên xung phong gian nan nhưng đầy khí thế lại hiện về trong tôi”. Còn vị khách tham quan người Đan Mạch xúc động cho biết: “Tôi đã từng biết đến chiến tranh Việt Nam từ khi còn trẻ. Khi ấy thanh niên Đan Mạch rất khâm phục thanh niên Việt Nam. Qua những bức ký họa này, tôi càng hiểu hơn về những gì thế hệ thanh niên các bạn đã trải qua”.
Hai vị khách người Thái Lan và Đan Mạch đang bàn luận về những bức tranh trong triển lãm.
Tranh của họa sĩ Tôn Đức Lượng có bố cục chặt chẽ, đường nét khỏe khoắn, màu sắc tươi trẻ, do đó khi ngắm nhìn các bức ký người xem cảm giác như đang thưởng thức những bức ảnh sinh động. Đáng khâm phục là tất cả ký họa đều được ông vẽ bằng bút máy Waterman (cây bút đã được ông bẻ cong đầu để tạo nét đậm nhạt khi vẽ và nét mực đôi khi bị nhòe lại vô tình tạo độ rung cảm xúc cho bức họa). Ông tâm sự rằng hiện giờ không vẽ ký họa với lí do tuổi cao, nhưng nghe những gì ông kể về cây bút quý đã bị thất lạc của mình, ngụ hiểu có lẽ chỉ có cây bút ấy mới chắp nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận cho họa sỹ.
Chân dung Hà Thị Hoàn (người Mường, Phú Thọ), công nhân khu khai thác Kinh tế thanh niên. 1971. Ký họa bút sắt và màu nước 48 x 60 cm.
Ngoài thế mạnh là ký họa, họa sỹ Tôn Đức Lượng còn sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như: Màu nước, sơn dầu, khắc gỗ, lụa...Trong mỗi tác phẩm, ông luôn tìm tòi sáng tạo để có được phong cách riêng, vừa mới lạ, vừa mang tính nghệ thuật cao.
Các bức tranh được trưng bày trong triển lãm có những bức đã bị hoen ố, mối xông từng mảng lớn do bị thất lạc nhiều năm, nhưng đấy lại là điều làm Ông Tira Vanichtheeranont - Nhà sưu tập tranh Thái Lan - thích thú và không ngần ngại khi quyết định mua toàn bộ bức tranh của họa sỹ. Ông giải thích rằng chính sự không vẹn toàn ấy cho thấy những bức tranh là do họa sỹ vẽ chứ không phải được sao chép lại. Và hoàn cảnh ông mua bộ sưu tập cũng rất tình cờ như một cơ duyên với tranh của họa sỹ Tôn Đức Lượng.
Sản xuất đá răm, bức ký họa không còn nguyên vẹn bởi những vết mối xông
Nhân triển lãm tranh của họa sỹ Tôn Đức Lượng, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng cũng đã giới thiệu tới đông đảo công chúng cuốn sáchTôn Đức Lượng - Ký họa lịch sử do ông viết. Cuốn sách đã đánh giá xác đáng nhất giá trị nghệ thuật và lịch sử trong tranh Tôn Đức Lượng. Đấy sẽ là tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm tới mỹ thuật nước nhà và hơn hết nó còn là nguồn tư liệu quý giá để tái dựng lại những sự kiện lịch sử của dân tộc.
Chủ đề:
ky hoa st
Họa sỹ Tôn Đức Lượng (tóc bạc) chụp ảnh lưu niệm cùng người thân.
Sự nghiệp hội họa của họa sỹ Tôn Đức Lượng gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, họa sỹ là một trong số những nghệ sỹ tiên phong xuống tận các vùng quê động viên bà con nông dân thực hiện đóng thuế nông nghiệp để cung cấp đủ lương thực cho cách mạng. Cũng trong thời gian này rất nhiều hình ảnh về người nông dân đã được họa sỹ lưu giữ qua các ký họa của mình như Khoanh mảng định hạng (09/1951), Cánh đồng ngày mùa (10/1951),... tiếc rằng số ký họa ấy qua thời gian dài chiến tranh, tản cư,... đã bị thất lạc hầu hết.
Họp đội sản xuất. Bộ ký họa Khu Kinh tế Thanh niên. 1971. Ký họa bút sắt và màu nước. 48 x 60 cm.
Vào những năm 60 - 70, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, họa sỹ Tôn Đức Lượng đã theo chân những đoàn Thanh niên xung phong vào tận các căn cứ hiểm nguy để vẽ. Cùng ăn, cùng ở và bằng sự quan sát tỉ mỉ, nắm bắt từng cử chỉ, từng động tác, họa sỹ đã tái hiện được cái thần thái của người Thanh niên xung phong lúc lao động và sinh hoạt. Những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm phần lớn được họa sỹ vẽ trong thời gian này.
Giao ca. Bộ ký họa mỏ than Cổ Kênh, Chí Linh, Hải Dương. 27-1-1967. Bút sắt. 36 x 46 cm
Các bức ký họa được vẽ theo lối tả chân, từ viễn cảnh tới cận cảnh đều được họa sỹ vẽ rất cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, khi xem các bức ký họa được trình bày theo trật tự thời gian và không gian (bộ ký họa tại mỏ than Cổ Kênh, huyện Chí Linh Hải Dương năm 1967; bộ ký họa Thanh niên xung phong Hà Tĩnh chống Mỹ cứu nước 1970 - 1071; bộ ký khu kinh tế thanh niên năm 1971 - 1972) sẽ dễ dàng nắm được bối cảnh lịch sử của dân tộc ta thời kỳ bấy giờ.
Phát nứa. Bộ ký họa Khu Kinh tế Thanh niên. 1971. Ký họa bút sắt. 48 x 60 cm.
Chỉ có cái nhìn thấu đáo, tinh tế họa sỹ mới vẽ đúng được cái dáng cầm cuốc rất riêng của những chàng trai Hà thành trong bức ký họa Nam TNXP Hà Nội (trên đường liên khu bốn cũ, 1/11/1965). Ở tác phẩm Những phút dành cho hậu phương, họa sỹ Tôn Đức Lượng đặc tả các hoạt động của các nữ thanh niên xung phong. Trong đó nhóm đang đọc thư vừa nhận được, nhìn nét mặt hân hoan cũng đoán được đó lá thư của người yêu. Một nhóm khác lại chụm đầu viết chung một lá thư, có lẽ chàng trai là "đối tượng" của tiểu đội nữ nên đang bị các cô trêu đùa... Ở đây, tác giả đã quan sát tỉ mỉ, cảm nhận tinh tế và hiểu rõ tâm lý của phái đẹp, nên ông biểu đạt rất thành công cung bậc tình cảm trong sáng ấy vào tác phẩm của mình.
Trại bò Moncada, nông trường Mộc Châu. 9-1974. Bút sắt. 48 x 60 cm.
Nhà giáo Vương Thiện Long - một trong những nhân chứng trong tranh của họa sỹ Tôn Đức Lượng - đứng trước bức ký họa Giờ nghỉ trên tuyến đường TNXP Hà Nội C811 tiếc nuối: “Tranh họa sỹ Tôn Đức Lượng vẽ về đại đội C812 của chúng tôi đã bị thất lạc. Tuy nhiên nhìn vào bức tranh họa sỹ vẽ đại đội C811, đại đội anh em của C812, những kỷ niệm về thời Thanh niên xung phong gian nan nhưng đầy khí thế lại hiện về trong tôi”. Còn vị khách tham quan người Đan Mạch xúc động cho biết: “Tôi đã từng biết đến chiến tranh Việt Nam từ khi còn trẻ. Khi ấy thanh niên Đan Mạch rất khâm phục thanh niên Việt Nam. Qua những bức ký họa này, tôi càng hiểu hơn về những gì thế hệ thanh niên các bạn đã trải qua”.
Hai vị khách người Thái Lan và Đan Mạch đang bàn luận về những bức tranh trong triển lãm.
Tranh của họa sĩ Tôn Đức Lượng có bố cục chặt chẽ, đường nét khỏe khoắn, màu sắc tươi trẻ, do đó khi ngắm nhìn các bức ký người xem cảm giác như đang thưởng thức những bức ảnh sinh động. Đáng khâm phục là tất cả ký họa đều được ông vẽ bằng bút máy Waterman (cây bút đã được ông bẻ cong đầu để tạo nét đậm nhạt khi vẽ và nét mực đôi khi bị nhòe lại vô tình tạo độ rung cảm xúc cho bức họa). Ông tâm sự rằng hiện giờ không vẽ ký họa với lí do tuổi cao, nhưng nghe những gì ông kể về cây bút quý đã bị thất lạc của mình, ngụ hiểu có lẽ chỉ có cây bút ấy mới chắp nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận cho họa sỹ.
Chân dung Hà Thị Hoàn (người Mường, Phú Thọ), công nhân khu khai thác Kinh tế thanh niên. 1971. Ký họa bút sắt và màu nước 48 x 60 cm.
Ngoài thế mạnh là ký họa, họa sỹ Tôn Đức Lượng còn sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như: Màu nước, sơn dầu, khắc gỗ, lụa...Trong mỗi tác phẩm, ông luôn tìm tòi sáng tạo để có được phong cách riêng, vừa mới lạ, vừa mang tính nghệ thuật cao.
Các bức tranh được trưng bày trong triển lãm có những bức đã bị hoen ố, mối xông từng mảng lớn do bị thất lạc nhiều năm, nhưng đấy lại là điều làm Ông Tira Vanichtheeranont - Nhà sưu tập tranh Thái Lan - thích thú và không ngần ngại khi quyết định mua toàn bộ bức tranh của họa sỹ. Ông giải thích rằng chính sự không vẹn toàn ấy cho thấy những bức tranh là do họa sỹ vẽ chứ không phải được sao chép lại. Và hoàn cảnh ông mua bộ sưu tập cũng rất tình cờ như một cơ duyên với tranh của họa sỹ Tôn Đức Lượng.
Sản xuất đá răm, bức ký họa không còn nguyên vẹn bởi những vết mối xông
Nhân triển lãm tranh của họa sỹ Tôn Đức Lượng, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng cũng đã giới thiệu tới đông đảo công chúng cuốn sáchTôn Đức Lượng - Ký họa lịch sử do ông viết. Cuốn sách đã đánh giá xác đáng nhất giá trị nghệ thuật và lịch sử trong tranh Tôn Đức Lượng. Đấy sẽ là tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm tới mỹ thuật nước nhà và hơn hết nó còn là nguồn tư liệu quý giá để tái dựng lại những sự kiện lịch sử của dân tộc.
Nhận xét[ 0 ]
Đăng nhận xét